Xem bản đầy đủ

Đà Lạt Thứ 2 Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Hòn Bà Nha Trang

Có độ cao hơn Đà Lạt, nhiệt độ ở Hòn Bà dao động từ 10-20oC và quanh năm mây phủ. Ở đây không có thông như Đà Lạt nên nét đẹp nên thơ hầu như rất hiếm gặp. Gần đến đỉnh, một bên sườn núi trời trong xanh, bên còn lại mây mù lãng đãng...

Thông tin liên hệ

Địa chỉ:

huyện Cam Lâm - TP. Nha Trang

Điện thoại:

Đang cập nhật

Email:

info@nhatrangtoday.vn

Danh mục

  • Hòn Bà Nha Trang ở đâu?
  • Thời điểm lý tưởng đi du lịch Hòn Bà
  • Lịch sử khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà Nha Trang
  • Hướng dẫn đường tới khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà Nha Trang
  • Hòn Bà Nha Trang có gì chơi?
    • Hệ động thực vật phong phú
    • Nhà bác sĩ Alexandre Yersin
    • Tháp suối nguồn
    • Rừng Nguyên Sinh
    • Hồ Suối Dầu
  • Giá vé tại khu Bảo Tồn thiên nhiên Hòn Bà
  • Ăn gì và ngủ ở đâu ở Hòn Bà?
  • Lưu ý cần phải biết khi đi du lịch Hòn Bà Nha Trang

Hòn Bà Nha Trang ở đâu?

Với độ cao hơn 1.500m, Hòn Bà (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) được ví như Đà Lạt bởi khí hậu ôn hòa và những thảm rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi. Vài năm gần đây, Hòn Bà đã trở thành địa điểm được nhiều bạn trẻ ưa thích mạo hiểm lựa chọn cho những chuyến du lịch.

Cách thành phố Nha Trang 50km về phía Tây Nam, nằm giữa 2 xã là Khánh Phú - huyện Khánh Vĩnh với xã Suối Cát - huyện Cam Lâm. Năm 1915 bác sĩ, nhà thám hiểm Alexandre Yersin người Pháp tìm đến sinh sống và nghiêm cứu và trồng những loại cây thuốc quý hiếm một thời gian. Ngôi nhà của ông cho đến hiện tại vẫn còn, đang được lưu trữ bảo tồn.

Hòn Bà cách thành phố Nha Trang khoảng 30km về phía tây nam theo đường chim bay, còn đường bộ phải hơn 60km. Từ quốc lộ 1A (đoạn qua xã Suối Cát, huyện Cam Lâm), du khách sẽ rẽ vào con đường nhỏ sát chân núi (cạnh hồ Suối Dầu) để bắt đầu hành trình chinh phục Hòn Bà..

Thời điểm lý tưởng đi du lịch Hòn Bà

Thời tiết và khí hậu ở Hòn Bà có độ ẩm cao, thường xuyên có mưa. Tính trung bình 252 ngày /mưa chính vì đặc trưng khí hậu như vậy nên thực vật ở đây phong phú. Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với những cơn mưa trong chuyến đi. Để chắn chắn, bạn nên tránh đi vào mùa mưa, bão nên xem thời tiết trước khi đi. Mùa mưa ở Nha Trang thường vào khoảng từ tháng 10 - tháng 11.

Tại vì mùa mưa, đá trơn trợt nên đường đi lên đỉnh Hòn Bà cũng sẽ gặp nhiều khó khăn cho bạn, thậm chí sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng cho bản thân. Nếu gặp những trường hợp xấu, nên dừng chân ở khu du lịch Suối Nguồn, cách đó khoảng 19km, an toàn thì khởi hành khám phá phần còn lại của Hòn Bà.

Lịch sử khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà Nha Trang

– Hòn Bà là một nơi mà bác sĩ Yersin đã từng sống và làm việc vào đầu thế kỷ 20 và chính ông là người đã khám phá ra Hòn Bà vào ngày 22/09/1863, ông thấy nơi đây mát mẻ quanh năm thích hợp cho rất nhiều loại cây thuốc sống nên ông đã quyết định xây dựng ngôi nhà gỗ lớn tại đỉnh núi này để nghiên cứu thuốc chữa bệnh, và cuối cùng ông đã nghiên cứu thành công thuốc chữa bệnh sốt rét bằng cây Canh Ki Na (còn gọi là cây Ký Ninh). Ngôi nhà của bác sĩ hiện được ban quản lý phục vụ nhằm tưởng nhớ công ơn bác sĩ Yersin đã khám phá ra Hòn Bà và dùng nơi đây để cho khách du lịch khám phá và tìm hiểu về lịch sử.

– Hòn Bà đã được nhà nước thành lập thành khu bảo tồn theo quyết định số 98/2005/QĐ-UBND, ngày 15/12/2005 của UBND tỉnh Khánh Hòa, nhằm bảo tồn đa dạng hệ sinh thái và hệ động vật quý hiếm, phòng về đầu nguồn duy trì nguồn nước cho hồ Suối Dầu, cũng là nơi dành để cho các nhà nghiên cứu về rừng và cuối cùng là tạo ra một khu du lịch sinh thái cho nhiều du khách đến tham quan khám phá.

– Một ý tưởng đã được đưa ra trước năm 2001 là biến khu bảo tồn này thành khu du lịch trên núi, và ý tưởng đã được thực hiện vào đầu năm 2001 công trình làm đường lên đỉnh núi hoàn thành vào 2004 với chiều dài 37 km từ Suối Cát lên đỉnh núi Hòn Bà và kéo điện lên đỉnh núi, nhằm thu hút các đại gia mua đất để xây khách sạn hoặc các hoạt động giải trí, nhưng ý tưởng hoàn toàn bị bế tắt. Lý do là con đường xuống cấp nhanh chóng, hệ thống dây điện bị người dân cắt trộm, đầu năm 2013 tôi lên thì chỉ thấy những trụ điện trơ trọi vì thế đến bây giờ Hòn Bà vẫn còn nét hoang sơ.

Hướng dẫn đường tới khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà Nha Trang

Con đường lên Hòn Bà chắc hẳn bạn sẽ bị mê mẩm với cung đường đi đến Hòn Bà tuyệt vời này. Thời gian đi mất 2 tiếng di chuyển từ Nha Trang đến với Hòn Bà.

Đoạn đường bạn đi đến nơi tiên cảnh sẽ cho bạn rất nhiều cảm xúc, có lúc thì "Êm đềm" những có lúc thì "Chênh vênh" hòa trộn lẫn lộn. Nắm chắc tay lái, cùng đồng bọn vi vu ngay thôi nào! Thích thì nhích, với những bạn trẻ ưa mạo hiểm, thì việc chinh phục con đường chỉ là chuyện nhỏ.

** Hướng dẫn cách đi đến Hòn Bà chi tiết nhất:

Đi men theo con đường quốc lộ 1A => Đi theo hướng Suối Cát - Huyện Cam Lâm - Cam Ranh => Tại đó bạn sẽ gặp một cột cây số đầu tiên, chỉ đường bạn lên Tháp Bà.

Hiện ra trước mặt bạn là khu rừng nguyên sinh với những thân cây to sừng sững, càng đi lên cao thì không khí càng lạnh. Sâu thẳm bên trong là tiếng chim hót, tiếng nước suối chảy róc rách. Bên cạch đó, tiện thể xâm nhập vô khu Suối Dầu khá rộng, nước suối trong vắt, nhiều tảng đà có hình thù độc đáo. Phù hợp để đi Picnic, cắm trại, check in,...

Hòn Bà Nha Trang có gì chơi?

Con đường 37km từ Suối Dầu lên đỉnh Hòn Bà với những khúc cua “cùi chỏ” sẽ thỏa mãn đam mê của những người ưa mạo hiểm. Mỗi chặng dừng chân tạm nghỉ, du khách có thể thỏa thích phóng tầm mắt về phía xa để chiêm ngưỡng bức tranh muôn màu của đồng quê vùng Diên Khánh, Cam Lâm.

Càng lên cao, khí hậu càng mát mẻ, cảnh vật hoang sơ với tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách. Hai bên đường là những vạt rừng nguyên sinh với bạt ngàn thân cây cao. Điều du khách dễ bắt gặp là những đám sương mù vương vào các thân cây to sừng sững đứng án ngữ trên triền dốc. Vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên như mời gọi du khách vượt khó khăn đến với Hòn Bà.

Khi đã lên đến đỉnh, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng các hệ động thực vật quý hiếm đang được bảo tồn như vooc, chà vá, vượn bạc má,… Đi phượt Hòn Bà Nha Trang là một cơ hội để bạn khám phá thiên nhiên, càng đi sâu vào rừng, bạn sẽ ngỡ như mình đang lạc vào thế giới mới, thế giới của màu xanh, tận hưởng bầu không khí trong hòa mình vào bản giao hưởng của thiên nhiên với tiếng chim ca hót ríu rít hòa quyện với tiếng lá xào xạc.

Trên đường vào khám phá rừng xanh, thỉnh thoảng bạn có thể dừng nghỉ và trong khi đó hãy ngâm chân xuống dòng nước mát lạnh của những con suối nhỏ chảy ngang qua. Riêng bản thân tôi nghĩ, đây là một nét riêng biệt chỉ Nha Trang mới có.

Hệ động thực vật phong phú

Theo thống kê sơ bộ thì nơi đây có khoảng 255 loài trong đó có 59 loài quý hiếm nằm trong danh sách đỏ. Động vật ở đây phát triển với nhiều loài động vật quý hiếm. Gần đây người ta mới phát hiện thêm Chà, chân đen và Vượn bạc má. Nằm trong danh sách đỏ cần phải được bảo tồn.

Thực vật: Khoảng 592 loài thực vật bậc cao và bậc thấp, nhưng cây cổ thụ thuộc hàng quý hiếm đều có mặt ở Hòn Bà.

Nhà bác sĩ Alexandre Yersin

Điểm nhấn đầu tiên trong hành trình của bạn đó chính là ngôi nhà của bác sĩ Yersin, ông đã đây vào năm 1863, xây dựng trạm nghiêm cứu trồng cây thuốc Cinchona một dược liệu quý để trị bệnh sốt rét. Chính vì thế ông đã xây dựng một ngôi nhà gỗ lớn, làm việc cũng như chăm sóc vườn thuốc tại đây.

Theo tài liệu của Bảo tàng Yersin, năm 1915, bác sĩ Yersin đã đi ngựa từ Suối Dầu (xã Suối Cát, huyện Cam Lâm) lên đỉnh Hòn Bà. Tại đây, ông cho dựng một ngôi nhà gỗ để ở và gieo trồng các giống cây mới, trong đó có canh kina để điều chế thuốc chống sốt rét. Ngoài ra, ông còn lập trạm quan trắc để nghiên cứu khoa học.

Bây giờ, du khách đến Hòn Bà vẫn thấy ngôi nhà gỗ 2 tầng có diện tích 11,4m x 8,7m của bác sĩ Yersin (được phục chế năm 2004) cùng những dấu tích như: chuồng nuôi ngựa, cây trà cổ thụ…

Tỉnh ủy Khánh Hòa đã khôi phục và xây dựng lại ngôi nhà nhà gỗ để tưởng nhớ bác sĩ Yersin.

Tháp suối nguồn

Vị trí nằm dọc đường lên Hòn Bà, cách đỉnh khoảng 19km khu vực đầu nguồn suối Đá Yang. Khu vực thác lớn, vẻ đẹp mê đắm lòng người với những tảng đá lớn nằm nhấp nhô, dòng nước trong vắt, mát lạnh. Bạn sẽ tưởng tượng mình như đang ở Đà Lạt mộng mơ vậy. Đây cũng là một trong những địa điểm chụp hình siêu chất.

Tuy gọi đây là khu du lịch, thật ra không được đầu tư nhiều vẫn còn nhiều nét hoang sơ. Chỉ đảm bảo được nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi và cắm trại.

Đến với tháp suối nguồn bạn sẽ làm gì? Tắm nắng, tổ chức các bữa tiệc BBQ cùng nhóm bán, để ý bạn sẽ phải ồ lên vì Hòn Bà quá đẹp.

Lưu ý nếu bạn có ý định cắm trại ở tháp thì phải mang theo trang phục mùa đông để sưởi ấm cho cơ thể. Vì về đêm nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Giá vé tham khảo là 10.000đ/người.

Rừng nguyên sinh

Động lực để các "Phượt thủ" phải đến đây cho bằng được. Khi trekking qua khu rừng này bởi hệ động, thực vật đa dạng, bản nhạc hòa tấu tiếng chim hót, tiếng lá rừng cất lên nghe vui tươi trong môi trường sống tự nhiên. Bỗng dưng bạn trở thành những diễn viên chuyên nghiệp với khu rừng nguyên sinh luôn tồn tại theo thời gian.

Hồ Suối Dầu

Tọa lạc ngay dưới chân núi Hòn Bà, thuộc huyện Diên Khánh. Đây cũng là địa điểm đến nhất định phải đặt chân trong hành chính của bạn. Thật ra hồ Suối Dầu là hồ nước nhân tạo được xây dựng nhằm mục đích tưới tiêu cho người dân xung quanh. Còn được gọi là khu công nghiệp Suối Dầu.

Với nhiều cảnh quan, khách du lịch đến với Hòn Bà thường đi sâu vào rừng để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên. Tiếng gió thổi, tiếng chim muông… tạo nên bản giao hưởng thiên nhiên tuyệt vời. Nhiều bạn trẻ đến Hòn Bà bởi niềm đam mê chụp ảnh những cánh rừng già, những con chim nhiều màu sắc… hay ngắm thỏa thuê những cánh hoa rừng.

Đặc biệt, một số du khách đến Hòn Bà còn ở lại đêm để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí của núi rừng, để thấu cái lạnh sương núi khi đất trời vào đêm.

Giá vé tại khu Bảo Tồn thiên nhiên Hòn Bà

Giá vé khu du lịch Hòn Bà hiện tại là 30,000 đồng cho 1 người đến tham quan. Với khu vưc nhà hàng trong khu du lịch, bạn có thuê thêm tầng hai (sức chứa khoảng 40 người) để nghỉ qua đêm với chi phí 100 nghìn đồng/người. Ngoài ra, tại đây còn có các bungalow (dạng nhà ở nhỏ, thiết kế đơn giản, thường có 1 tầng) với giá mỗi người là 500 nghìn đồng cho 1 đêm.

Ngoài ra, nếu bạn đi phượt Hòn Bà - Nha Trang tự túc từ trung tâm thành phố, chi phí và ngân sách tối thiểu trong ngày có thể dao động khoảng 200.000 đồng bao gồm xăng xe, thức ăn,...

Ăn gì và ngủ ở đâu ở Hòn Bà?

Hình thức qua đêm ở đây chủ yếu là cắm trại hoặc vô thuê nhà dân để trải nghiệm 1 đêm tại đó có thể thưởng thức trọn vẹn toàn cảnh đẹp ở đỉnh Hòn Bà (buổi sáng mây mù che kín còn buổi chiều hoàng hôn buôn xuông).

Về ăn uống khác với đặc sản Nha Trang thì sẽ chủ yếu là hải sản tươi như tôm hùm, cá, cua. Thì ở đây lại chủ yếu là đồ rừng như thịt, gà, cá suối. Để có thể thưởng thức trọn vẹn món ăn đậm chất núi rừng tại khu vực ở nhà dân sống xung quanh đỉnh Hòn Bà.

Lưu ý cần phải biết khi đi du lịch Hòn Bà Nha Trang

Vì phải di chuyển một đoạn đường khá xa, nên ban chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho chuyến du lịch Hòn Bà Nha Trang như: bơm xe, áo mưa, đèn pin, đổ xăng đầy bình…

Có các nhà nghỉ nhỏ gần khu vực nhà gỗ của bác sĩ Yesin nhưng nếu muốn cắm trại ngoài trời bạn có thể xem xét đem thêm lều, túi ngủ hoặc kem chống mũi.

Bạn có thể mang theo một số thực phẩm khô như : bánh mì, trái cây, tuy nhiên trên đỉnh núi có nhà ăn chuyên phục vụ cơm, mì, rau luộc.

Nếu bạn quyết định cắm trại đêm thì phải hoặc mang theo lều, túi ngủ, kem chống muỗi… hoặc có thể nghỉ đêm trong các phòng nghỉ nhỏ ở gần di tích nhà gỗ của bác sĩ A.Yersin.

Nhiệt độ về đêm tại đây cũng khá thấp, lạnh và hơi rét nên bạn nhớ giữ ấm cho bản thân, nên đem theo quần áo ấm đầy đủ để tránh mất nhiệt cơ thể.

Khi đốt lửa trại bạn nên lưu ý dập tắt lửa trước khi di chuyển để đề phòng hỏa hoạn, cháy rừng; hoặc bạn cũng có thể đem theo đèn pin, đèn điện sạc để thay thế.

Có người bảo rằng, Hòn Bà Nha Trang đẹp nhất vào buổi sớm mai, khi mây sà xuống thấp, phủ trên những cánh rừng già, những tia nắng đầu tiên chiếu qua kẽ lá; nhưng cũng có người cho rằng Hòn Bà đẹp nhất lúc hoàng hôn với nắng chiều loang trên những vạt cỏ tranh, với mặt trời “treo” trên đầu cây cổ thụ. Mỗi người một ý, nhưng tất cả đều thừa nhận Hòn Bà là một điểm du lịch kỳ thú!.

Thư viện ảnh


Thác Yang Bay Nha Trang
Chùa Suối Đổ - Phổ Đà Sơn Tự Liêng Thiêng Nhất Nha Trang