Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động từ ngày 1-10-2004
Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Cam Hải Tây Cam Ranh Khánh Hòa
Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Cam Hải Tây đã có nhiều nỗ lực vươn lên khẳng định hiệu quả hoạt động của mô hình mới và thực sự là người bạn đồng hành giúp người nghèo thoát khỏi cảnh đói nghèo và góp phần khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ:
thôn Bãi Giếng 1, Thị trấn Cam Đức - TP. Nha Trang
Điện thoại:
Đang cập nhật
Email:
info@nhatrangtoday.vn
Tổng quan về Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Cam Hải Tây
Nếu năm 1998 chỉ có 271 thành viên và số vốn gần 1,4 tỷ đồng thì đến cuối năm 2002, Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Cam Hải Tây đã phát triển lên 459 thành viên, số vốn hoạt động tăng lên 3,74 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm đầu mới thành lập. Điều này phần nào đã khẳng định uy tín và hiệu quả hoạt động của đơn vị trong những năm qua.
Bằng nguồn vốn huy động được, 5 năm qua, QTDND xã Cam Hải Tây đã giải quyết cho 2.569 lượt thành viên vay, với tổng doanh số cho vay trên 27 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, cải tạo vườn tạp và phát triển đàn gia súc, gia cầm.
Địa chỉ: Bãi Giếng 1, Cam hải Tây, Thành phố Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa
Quỹ tín dụng nhân dân Cam Đức - Cam Lâm
Địa chỉ: 120 Trường Chinh, Thị trấn Cam Đức, Huyện Cam Lâm, Khánh Hòa
Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Cam Lâm
Quỹ Hỗ trợ nông dân là một trong những nguồn tín dụng giúp hội viên, nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Nhiều dự án sau khi triển khai đã xây dựng được các mô hình Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh và các giải pháp cần thiết giúp cho các hộ hội viên nông dân tham gia dự án cùng phát triển sản xuất, góp phần thay đổi nhận thức từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết nhóm; đầu tư thâm canh tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp; tiếp cận thị trường, từng bước giải quyết có hiệu quả đầu ra của sản phẩm; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống...
Nguồn vốn tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp
QTDND Cam Lâm thành lập từ năm 1997, tại 120 đường Trường Chinh, thị trấn Cam Đức; địa bàn hoạt động liên xã gồm: thị trấn Cam Đức và các xã: Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Hiệp Bắc, Cam Thành Bắc của huyện Cam Lâm.
Qua gần 22 năm đồng hành với người dân Cam Lâm, nguồn vốn tín dụng của quỹ cùng nguồn vốn khác đã góp phần phát triển sản phẩm nông nghiệp địa phương, nhất là cây xoài.
Bà Lê Thị Thanh Nhàn - Giám đốc QTDND Cam Lâm cho biết, đến ngày 18-6, tổng nguồn vốn hoạt động của quỹ đạt 72 tỷ đồng, trong đó, huy động vốn đạt 67 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 47 tỷ đồng. Trong đó, hơn 95% nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, ngoài ra, một phần nhỏ cho lĩnh vực tiêu dùng và nuôi trồng thủy sản.
Nhờ làm tốt công tác thẩm định nên chất lượng tín dụng tốt, không có nợ xấu. Hiện nay, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 7,5 - 9%/năm; trung, dài hạn 12 - 13,9%/năm. Nguồn vốn đã hỗ trợ tích cực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chương trình mỗi xã một sản phẩm với sản phẩm đặc trưng của địa phương là xoài.
Ông Đỗ Trọng Thảo - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khánh Hòa cho biết, trong 4 QTDND hoạt động trên địa bàn tỉnh, QTDND Cam Lâm có nguồn vốn hoạt động lớn nhất. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của QTDND Cam Lâm cho thấy, quỹ đạt mức tăng trưởng cao, chất lượng tín dụng được đảm bảo.
Trong quá trình hoạt động, quỹ cần tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương để có hướng đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong đó, lưu ý cho vay gắn với sản phẩm nông nghiệp truyền thống của địa phương, tiêu biểu như xoài Cam Lâm; đồng thời, dành vốn mở rộng cho vay tiêu dùng để hạn chế “tín dụng đen”.
Hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế
Nhiều năm trước, gia đình bà Đinh Thị Duân thuộc diện hộ nghèo, nhưng nhờ chăm chỉ làm ăn và được sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ vay vốn NHCSXH, gia đình bà đã thoát nghèo. Hiện nay, bà đã xây được căn nhà mới khá khang trang, cuộc sống ổn định nhờ thu nhập từ làm vườn.
Với khu vườn diện tích 2.000m², bà Duân trồng nhiều loại cây ngắn ngày cho thu nhập ổn định như: bí đỏ, đậu ve, đậu rồng, rau ngót, đu đủ, hành, cà dĩa… Người chồng có sức khỏe không tốt nên gánh nặng gia đình đều đổ trên vai người phụ nữ này.
Bà Duân cho biết, cả khu vườn đều do bà tự cuốc đất, hệ thống tưới phun bà cũng đi xem rồi về tự làm vì không có tiền thuê. Số tiền vốn vay NHCSXH dành cho hộ nghèo trả xong lại vay vốn hộ cận nghèo, rồi vốn xoay vòng của Hội Phụ nữ. Nhờ chịu khó làm lụng, hàng ngày, bà Duân đều đặn có nguồn rau, quả bỏ mối cho chợ, cho thu nhập ổn định để trả nợ ngân hàng.
Sau khi trả hết vốn vay từ chương trình HSSV, ông Nguyễn Hữu Vinh ở thôn Vĩnh Thái, xã Cam Hiệp Nam vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm để đầu tư trồng thêm xoài Úc trên diện tích đất 4.000m².
Ông Vinh cho biết, ngoài làm vườn, ông còn làm cho một công ty trên địa bàn nên hàng tháng có thu nhập đảm bảo đóng lãi và trả tiết kiệm cho ngân hàng.
Giảm nợ quá hạn
Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cam Hiệp Nam Cao Thị Thu Trang cho biết: Hiện nay, hội quản lý 7 Tổ tiết kiệm và vay vốn với 383 hội viên, dư nợ gần 9 tỷ đồng. 4 năm liền, hội không có nợ quá hạn là nhờ sự phối hợp tốt của NHCSXH, địa phương cùng vai trò nòng cốt của các Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.
Việc cho vay được thực hiện đúng quy trình, tới tận hộ vay để xem xét việc sử dụng vốn đúng mục đích. Phần lớn hộ vay sử dụng vốn để đầu tư trồng xoài, nuôi bò sinh sản.
Bên cạnh đó, hội chủ động phối hợp mở các lớp tập huấn cho hội viên để hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng vốn vay hiệu quả; tuyên truyền, vận động hộ vay ký cam kết và gửi tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH để hộ vay ý thức trách nhiệm trả nợ.