Xem bản đầy đủ

Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam VDB Chi Nhánh Nha Trang Khánh Hoà

Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam VDB là 1 trong 2 ngân hàng chính sách của Chính phủ cho vay không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ. Nguồn vốn của VDB huy động trong nước chủ yếu từ trái phiếu Chính phủ, vay vốn của các định chế tài chính nước ngoài, huy động vốn từ các tổ chức khác.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ:

65 Yersin - TP. Nha Trang

Điện thoại:

Đang cập nhật

Email:

info@nhatrangtoday.vn

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VDB

Ngày 03/9/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 1515/QĐ-TTg ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.

Nhà nước là chủ sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý thực hiện quyền, nhiệm vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính thực hiện một số quyền, nhiệm vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Điều lệ.

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo phân cấp quy định tại điều lệ này. Người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là Tổng giám đốc.

Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 30.000 tỷ đồng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VDB TẠI NHA TRANG KHÁNH HÒA

Chi nhánh NHPT Khu vực Khánh Hoà – Ninh Thuận

  • ĐC: 56 Yersin, Nha Trang, Khánh Hòa.
  • SĐT: 0583 825091 – Fax: 0583 825435.

Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm

  • Hoạt động huy động vốn;
  • Hoạt động tín dụng;
  • Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác;
  • Tham gia thị trường liên ngân hàng; tổ chức thanh toán nội bộ; cung cấp các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng; thực hiện hoạt động ngoại hối; tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
  • Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các công ty liên kết trong và ngoài nước để quản lý, khai thác, bán tài sản để thu hồi nợ sau khi có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VDB ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030

Ngày 28/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 369/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Quyết định nêu rõ: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013-2020 bình quân khoảng 10%/năm, theo đó, quy mô tài sản của VDB đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng.

Giai đoạn sau năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Ngân hàng, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho phù hợp với từng giai đoạn.

Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của VDB; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7% vào năm 2015, từ 4%-5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020-2030 ở mức dưới 3%.

Tiêu chuẩn hóa quy trình nhiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của ngân sách nhà nước tiến tới tự chủ về tài chính.

Hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất, đặc thù của ngân hàng chính sách; chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro; đồng thười tang cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Về đối tượng phục vụ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam tập trung vào các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.

Tập trung vốn tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp nông thôn; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Hoạt động tín dụng xuất khẩu được tập trung vào những ngành hàng quan trọng đem lại giá trị xuất khẩu cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế.

Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay.

Nghiên cứu cho phép thực hiện nghiệp vụ cho vay thỏa thuận tự bù đắp chi phí đối với các đối tượng đang có quan hệ vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tạo điều kiện cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam từng bước bảo đảm cân đối tự chủ tài chính, hạn chế cấp bù ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, VDB sẽ thực hiện tái cơ cấu lại hoạt động của Ngân hàng theo ba giai đoạn. Cụ thể: Giai đoạn 1 từ 2013 - 2015; Giai đoạn 2 từ 2015 - 2020 và Giai đoạn ba từ sau năm 2020.

Để thực hiện những mục tiêu trên, VDB phải hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động; bổ sung vốn điều lệ; củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ máy tổ chức; tiếp tục phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực; nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và kiểm soát nội bộ ngân hàng.

CÁC GIẢI THƯỞNG NỔI BẬT

  • 13/05/2015 VDB vinh dự được ADFIAP trao 02 giải thưởng thuộc hạng mục Phát triển môi trường - Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu và hạng mục Phát triển cơ sở hạ tầng - Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
  • Chi đoàn Chi nhánh NHPT khu vực Cần Thơ - Hậu Giang đạt giải thưởng cuộc thi trực tuyến trên website Tuổi trẻ Tây Đô

Thư viện ảnh


Danh Sách Các Ngân Hàng Trên Địa Bàn Nha Trang Khánh Hòa 2021
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Vietcombank Nha Trang Khánh Hòa